Phật giáo Thanh Hóa

Ban thông tin truyền thông

Tìm theo tin bài Tìm theo tác giả

Làm sao để tĩnh tâm, an lạc?

Phật dạy cách tĩnh tâm, an lành qua từng lời nói. Hạnh phúc hay khổ đau do chính ta quyết định. Nếu có thù hận, tranh giành (tham, sân, si) và chấp trước thì khổ đau mãi vẫn là khổ đau. Tập buông bỏ để tâm trong sạch và tự tại...

Để tâm tịnh có rất nhiều cách. Nhiều bạn đọc gửi thư về cho chúng tôi có hỏi: "Làm thế nào để tâm tịnh". Dưới đây là 10 phương pháp theo Đức Phật để tâm tịnh và cuộc sống an nhiên, vui vẻ hơn.

10 lời Phật dạy để tĩnh tâm

1. Đừng đánh giá thấp bất kỳ ai

Mỗi người đều có điểm mạnh của mình, không ai hoàn toàn là “đồ vô dụng” cả. Cho nên, đừng đánh giá thấp người khác để phải hối hận! Bớt phóng túng tính tình của bản thân, thường xuyên bảo trì tâm thái bình tĩnh, bởi vì khi bị kích động con người sẽ làm ra rất nhiều sự tình gây hậu quả không thể vãn hồi được.

2. Nên nhớ rằng, không có quá nhiều người quan sát bạn đâu nên đừng mệt mỏi như vậy!

Sống trên đời, hãy là một người đơn giản, đừng quá sa vào tưởng tượng. Bởi vì hoang tưởng sẽ khiến bạn luôn “lo sợ không đâu”.

3. Điềm đạm với người khác và sự tình xảy ra

Đừng tùy ý phát giận với người khác và sự tình nào đó. Bởi vì, sự tức giận chỉ đem lại
kết quả xấu và không mong muốn mà thôi! Hãy bình tĩnh, điềm đạm và ôn hòa, bạn mới tìm ra cách giải quyết tốt nhất!

4. Thống khổ chỉ là một chút thoáng qua

Kỳ thực, trong cuộc sống rất nhiều khi chúng ta cảm thấy mình quá khổ, càng nghĩ khổ, chúng ta lại càng chìm đắm trong đó. Nhưng khi quay đầu lại nhìn, bạn sẽ phát hiện ra rằng, thống khổ chỉ là một chút thoáng qua. Học được “buông”, cuộc sống mới vui vẻ. Khi bạn nắm giữ càng chặt thì càng không có cách nào tự kiềm chế bản thân. Học được cảm ơn, thuận theo tự nhiên và nhớ rõ nguyên tắc “nhân quả”, bạn sẽ sống được tự tại.

5. Những người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, cuối cùng sẽ không chịu thiệt

Những người có thể chịu thiệt nhân duyên sẽ tốt, những người nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều hơn. Một đời của ta, có thể nắm bắt cơ hội một hai lần, cũng là đủ.

6. Những người tâm địa hẹp hòi, tấm lòng không rộng rãi được.

Trong lúc bạn bè tụ họp, câu chuyện của họ không lúc nào rời khỏi bản thân và người trong nhà mình, nội tâm trống rỗng, tự tư.

Làm sao để tĩnh tâm, an lạc?

7. Trong tâm không có khuyết điểm gọi là phú, được mọi người cần đến gọi là quý.

Vui vẻ không phải loại tính cách, mà là một loại năng lực.

8. Không loạn bởi tâm, không vướng bởi tình, không sợ tương lai, không sợ quá khứ.

9. Mỗi người đều là một cá nhân độc lập, không ai sẽ không sống nổi khi rời xa một người nào đó

Đừng bao giờ đánh giá mình quá cao, là trung tâm trong một tập thể. Bởi vì khi bạn rời khỏi họ, bạn sẽ phát hiện ra rằng, không có mình, mọi người vẫn sống
Ngược lại, cũng đừng đề cao quá một ai, bởi vì khi không ở bên cạnh họ, bạn cũng sẽ không vì thế mà không thể sống nổi! Hãy nghĩ thoáng hơn và nhìn xa hơn, bạn sẽ sống được thoải mái hơn!

10. Người làm ta tổn thương cũng rất đáng thương

Bởi vì họ cũng bị áp lực thúc đẩy, không tự chủ được bản thân. Bên trong mỗi người đều có nổi khổ riêng không muốn người khác biết đến. Hãy mỉm cười và chúc phúc cho người mà bạn không thích. Đối với người mà bạn yêu thương, hãy chân thành đối đãi là được rồi!